fbpx

Tìm kiếm thông tin khóa học, du học tại đây

Cấu Trúc Bài Thi IELTS Reading – Part 2

Để tiếp nối bài viết trước, hôm nay Thiên Tú sẽ phân tích theo 10 dạng phổ biến nhất để bạn hiểu rõ cấu trúc và cách làm bài cho từng dạng đề.

1. Dạng bài True/ False/ Not given, Yes/No/ Not Given

Đây là dạng bài yêu cầu bạn phải quyết định thông tin được đưa ra ở câu hỏi là Đúng, Sai hoặc là không được đề cập trong bài đọc. Dạng câu hỏi này sẽ đưa cho bạn 1 list các câu hỏi, và bạn cần chọn thông tin:

  • Nếu thông tin câu hỏi được đưa ra có trong bài thì là đúng, bạn chọn True
  • Nếu thông tin câu hỏi được đưa ra trái ngược với thông tin trong bài thì là sai, bạn chọn False
  • Nếu thông tin được đưa ra là không có trong bài hoặc không xác định được thì chọn đáp án Not Given.

Ở dạng bài này, khi muốn chọn đáp án Not Given các thí sinh phân vân rất nhiều vì không biết dựa vào thông tin nào trong bài để quyết định. Các bạn cố gắng tìm Keywords thay vì cố gắng hiểu nghĩa chung của toàn câu. Còn nếu bạn chọn đáp án True thì bạn phải chắc thông tin chính xác hoàn toàn, vì nếu nghĩa chỉ tương tự thì vẫn là False.

Tuy nhiên, bạn nên đọc tất cả các câu hỏi và cố gắng hiểu ý toàn câu thay vì chỉ đi tìm Keywords. Bạn cũng nên chú ý đến các động từ chỉ tần suấttừ đồng nghĩa để xác định được phần chính xác chứa đáp án.

2. Dạng bài Matching Heading Questions

Dạng bài này cho thí sinh là 5-7 tiêu đề cho các đoạn văn trong bài văn. Hai phần nối này không giống nhau về số lượng, sẽ có nhiều tiêu đề hơn đoạn văn và thí sinh sẽ phải lựa chọn tiêu đề chính xác để nối với đúng nội dung của đoạn văn.

Ở dạng bài này bạn cũng hãy chú ý đến từ đồng nghĩa để tránh sập bẫy. Ví dụ bạn thấy trong heading có “environmental” nhưng không tìm chính xác từ này trong đoạn văn bạn có thể chọn đoạn chứa từ “green”. Vì ở đây người ta sử dụng paraphrasing. Nếu bắt gặp các từ vựng chung chung ở Heading cái mà có thể nối với nhiều đoạn, lúc này bạn phải quan tâm đến những từ vựng đặc biệt chỉ dành riêng cho Heading đó.

3. Dạng bài Matching features 

Dạng bài này yêu cầu bạn phải tìm thông tin cụ thể về đặc điểm của một người/địa điểm/điều nổi bật trong bài. Một đoạn văn được cung cấp, sau đó là phần câu hỏi cung cấp với một câu/đoạn văn; bên kia là phần đặc điểm để bạn lựa chọn nối phù hợp. 

Ở dạng bài này bạn cần chú ý xác định ngữ cảnh của phần đặc điểm, tìm các từ đồng nghĩa vì hầu hết các bài đọc sẽ được paraphrase. Đặc biệt bạn phải nhuần nhuyễn kỹ năng Scanning nếu bạn không muốn bị loạn não khi phải đọc đi đọc lại đoạn văn nhiều lần.

4. Dạng bài Matching information

Matching information – Nối hai vế với nhau là dạng bài yêu cầu thí sinh phải tìm đoạn văn có chứa thông tin được cho. Có một đặc điểm của bài dạng Matching Information là bạn sẽ thường thấy có nhiều đoạn văn hơn câu hỏi do đó một vài đoạn văn sẽ không có câu trả lời. Nhưng có một vài đoạn văn lại chứa nhiều câu trả lời. Dạng bài này thường dễ mất nhiều thời gian của thí sinh nếu không nắm được phương pháp cách làm. Có nhiều bạn vì mất nhiều thời gian cho dạng bài này mà không kịp làm hết cả bài thi.

Với những vấn đề trên, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để vượt qua bài thi dễ dàng hơn. Đầu tiên là kỹ năng Skimming và hiểu ý chính của bài. Việc này sẽ giúp bạn xác định được đoạn văn bạn cần đọc để tìm đáp án.  Bạn cần hiểu được toàn bài văn trước khi tìm đáp án cho từng câu hỏi. Tiếp theo không thể thiếu là Synonyms (từ đồng nghĩa) vì luôn luôn các đoạn văn này đều đã được paraphrase.

5. Dạng bài Matching endings 

Bài này có nghĩa là nối hai câu văn chưa hoàn chỉnh lại với nhau. Đề ghi một list những câu chưa hoàn chỉnh (no endings), và một list khác là những “endings”. Bạn có nhiệm vụ là dựa vào nội dung bài text để nối các từ hai bên list với nhau thành câu hoàn chỉnh.

Ở dạng bài này bạn nên đọc list “incomplete sentence” trước khi bạn đọc “endings” hoặc bài văn, đồng thời bạn tìm kiếm những cụm từ đồng nghĩa và cách viết lại từ vựng trong đề tương ứng với Keywords trước và trong khi đọc đoạn văn

6. Dạng bài Multiple choice

Dạng câu hỏi này là câu trắc nghiệm, dễ gặp đối với bài thi Reading và hầu hết các bạn đều quen thuộc. Câu hỏi sẽ ghi rõ bạn cần chọn một hay bao nhiêu đáp án đúng.

Các câu trả lời đều theo trật tự nên các bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi trước rồi mới đến câu hỏi sau. Bạn đọc câu hỏi đầu tiên để hiểu chủ đề, tập trung vào Keywords của câu hỏi để từ đó xác định đúng đoạn văn cần đọc trong bài. Bạn xác định câu trả lời là “Fact” (Dữ liệu) hay “Opinion” (Ý kiến) để dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn.

7. Dạng bài Short answer questions

Đây là dạng câu hỏi ngắn, đòi hỏi người làm phải trả lời theo yêu cầu với thông tin có được từ bài đọc. Dạng này vô cùng quan trọng phần thi IELTS Reading và thường xuất hiện nhiều trong các đề thi.

Ở dạng bài này bạn cần đọc kỹ hướng dẫn về giới hạn từ cho phép được viết trong câu trả lời. Gạch chân Keywords xuất hiện trong câu hỏi và luôn nhớ đến từ đồng nghĩa SynonymsParaphrases của keywords.

8. Dạng bài Gap Fill

Đây cũng là một dạng bài thường gặp trong bài thi IELTS. Bạn sẽ được đọc một bài đọc và dùng thông tin trong bài đọc để điền vào bảng, biểu đồ, ghi chú…được cho. Dạng bài này là dạng thường xuyên xuất hiện trong bài đọc IELTS.

Để làm bài dạng này, các bạn gạch Key, nghĩ đến các từ đồng nghĩa, đọc lướt qua để hiểu ý chính của bài đọc, đọc kĩ câu hỏi để hiểu rõ dạng từ cần điền.

9. Dạng bài Completing sentences 

Đây là dạng bài sẽ đưa ra cho bạn một số câu chưa hoàn thành và bạn cần phải sử dụng những từ có trong đoạn văn để điền vào câu trả lời. Dạng câu này không quá khó nhưng cần tìm thông tin kỹ cũng như chú ý đến ngữ pháp cẩn thận.

10. Completing diagrams 

Đây là dạng bài rất phổ biến trong IELTS Reading. Bạn sẽ được cho một biểu đồ tương ứng với đoạn văn cần điền các từ, thông tin được cho vào đoạn văn trong biểu đồ. Dạng này sẽ có 3 loại biểu đồ: thể hiện quá trình phát triển của một hiện tượng thiên nhiên, bản vẽ kỹ thuật hay biểu đồ thiết kế, một kế hoạch

♥ Vài lời khuyên dành cho bạn ♥

Đọc câu hỏi trước khi bắt đầu với passage: điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian tối đa, việc đọc lướt câu hỏi cũng giúp bạn định hình sẵn trong đầu những thông tin gì cần lưu ý đến khi đọc lướt passage thì bạn có thể gạch chân vị trí luôn nếu tìm thấy được.

Không để trống đáp án: Cho dù bạn không đủ thời gian để làm hay không biết làm, điều tối kị chính là để trống đáp án. Nếu bạn để trống đáp án, bạn chắc chắn sẽ mất điểm. Nhưng nếu bạn “lụi” thì vẫn còn cơ hội nhận được điểm.

Điều cuối cùng bạn hãy siêng năng ôn luyện mỗi ngày trước khi đi thi và mang một tâm lý thoải mái, sảng khoái, vui vẻ vào phòng thi nhé. Thiên Tú chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả cao mà. Đừng lo lắng!

Xem thêm: Cấu Trúc Bài Thi IELTS Reading – Part 1

—————————————————

🌎 Công Ty Tư Vấn Du Học Thiên Tú

☎ Hotline: 094 114 1818 – 094 174 2233

094.114.1818
Liên hệ Zalo Liên hệ Facebook Đăng ký ghi danh